Xem xét về tính bản ngữ và phi bản ngữ của giáo viên giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam
Trong môi trường giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam. Vai trò của giáo viên bản ngữ và phi bản ngữ cũng được quan tâm đặc biệt, nhất là sự ảnh hưởng của các ý thức hệ đơn ngữ đối với việc tuyển dụng và đánh giá giáo viên tiếng Anh. Tuy nhiên, kinh nghiệm giảng dạy và chuyên môn của giáo viên vẫn được coi trọng và đánh giá cao hơn đặc điểm bản ngữ trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
Công ty cổ phần quốc tế EIV với hơn 13+ năm kinh nghiệm trong việc cung ứng và quản lý giáo viên bản ngữ chất lượng, trình độ cử nhân, thạc sĩ trở lên và có đầy đủ chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh Quốc tế, dày dạn kinh nghiệm. Đáp ứng mọi mong muốn về giáo viên giảng dạy của trường học, trung tâm, cơ sở giáo dục. Đảm bảo nâng cao chất lượng dạy học phù hợp với mọi độ tuổi học viên.
Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, thì nhu cầu về lực lượng lao động thành thạo sử dụng tiếng Anh ngày càng cao. Do vậy, Việt Nam cũng đã nâng cao và xác định việc cải thiện khả năng tiếng Anh là một phần chiến lược thiết yếu cho hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế. Từ năm 2008, thông qua Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, Việt Nam đã tăng cường việc dạy tiếng Anh tại các trường học, cao đẳng, đại học và các trung tâm ngoại ngữ trên toàn quốc. Tuy nhiên, vấn đề tuyển dụng giáo viên tiếng Anh, đặc biệt là có sự phân biệt giữa giáo viên bản ngữ và giáo viên phi bản ngữ, đã trở thành một chủ đề gây tranh cãi.
Việt Nam nằm trong vòng mở rộng của ngôn ngữ Anh theo lí thuyết của Kachru (1990), nơi tiếng Anh được sử dụng như một ngôn ngữ ngoại ngữ và không phải là ngôn ngữ chính thức của quốc gia. Điều này cũng gây ra những thách thức trong việc lựa chọn giáo viên dạy tiếng Anh. Đặc biệt, là giáo viên bản ngữ thường được ưu ái hơn so với giáo viên phi bản ngữ. Phụ huynh và học sinh Việt Nam thường sẽ tin rằng giáo viên bản ngữ cung cấp “chuẩn” tiếng Anh tốt hơn và giúp học sinh phát âm cũng như sử dụng tiếng Anh tự nhiên hơn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, giáo viên phi bản ngữ nếu được đào tạo bài bản và chuyên môn tốt thì chất lượng giảng dạy và các lợi thế không hề kém cạnh so với giáo viên bản ngữ, nhất là trong việc hiểu và hỗ trợ học sinh trong quá trình học.
Việc chọn lựa và đánh giá giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều bởi ý thức hệ đơn ngữ. Điều này thường nhấn mạnh đến tính chuẩn mực của ngôn ngữ với giáo viên bản ngữ được coi là những người truyền đạt ngôn ngữ chính xác nhất về ngữ pháp, phát âm và từ vựng. Tuy vậy, điều này đã không còn hoàn toàn đúng trong bối cảnh hiện nay. Trong môi trường đa ngôn ngữ như Việt Nam, nơi học sinh thường gặp khó khăn khi học tiếng Anh, giáo viên phi bản ngữ có thể mang lại nhiều lợi ích đặc biệt. Họ đã trải qua quá trình học ngôn ngữ giống với học sinh, do đó, họ có thể thấu hiểu những khó khăn mà học sinh gặp phải, từ đó áp dụng những phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn và cũng dễ dàng giải thích về các khái niệm tiếng Anh phức tạp trong tiếng Anh theo cách dễ hiểu cho học sinh.
Bộ GD-ĐT cũng đã thắt chặt các yêu cầu đối với giáo viên nước ngoài và yêu cầu họ phải có bằng cấp liên quan đến giảng dạy tiếng Anh, như chứng chỉ TESOL hoặc TEFL, nhằm đảm bảo rằng họ đủ trình độ chuyên môn để giảng dạy tại các trường học và trung tâm ngoại ngữ. Điều này cũng phản ánh nỗ lực của chính phủ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tiếng Anh tại Việt Nam.
Thường giáo viên bản ngữ được coi là “chuẩn mực” về ngôn ngữ. Tuy vậy, nghiên cứu cho thấy điều này không đảm bảo rằng những giáo viên bản ngữ này có khả năng giảng dạy tốt hơn giáo viên phi bản ngữ. Nhiều giáo viên bản ngữ có kinh nghiệm giảng dạy và chuyên môn tốt, trong khi có một số giáo viên bản ngữ có thể không có đủ bằng cấp hoặc chứng chỉ giảng dạy phù hợp. Điều này dẫn đến sự không nhất quán trong việc đánh giá năng lực giảng dạy dựa trên yếu tố bản ngữ. Thực tế cho thấy, yếu tố bản ngữ không phải là yếu tố duy nhất quyết định chất lượng giảng dạy, mà còn cần xem xét đến trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Hơn thế nữa, các chính sách tuyển dụng giáo viên nước ngoài đã được điều chỉnh để đảm bảo chất lượng nhưng vẫn gặp không ít khó khăn.Một số trung tâm ngoại ngữ không thể tuyển được đủ số lượng giáo viên, dẫn đến việc phải đóng lớp hoặc đóng cửa. Điều này đặt ra câu hỏi về sự cân bằng giữa số lượng và chất lượng giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam, nhất là khi nhu cầu học tiếng Anh ngày càng gia tăng.
Việc dạy tiếng Anh tại Việt Nam không chỉ đơn thuần là một hoạt động giảng dạy ngôn ngữ, mà còn có tính chất chính trị và xã hội. Yếu tố để đánh giá năng lực của giáo viên không chỉ nên dựa vào yếu tố “ bản ngữ”, mà còn cần có sự xem xét toàn diện hơn về năng lực chuyên môn, kinh nghiệm và sự phù hợp với bối cảnh văn hóa của học sinh.Các nhà hoạch định chính sách cũng nên điều chỉnh các tiêu chí tuyển dụng để đảm bảo sự công bằng và khuyến khích sự phát triển của những giáo viên có năng lực, bất kể dù đó là giáo viên bản ngữ hay phi bản ngữ.Thực hiện được điều này sẽ giúp giáo dục ngoại ngữ tại Việt Nam phát triển bền vững và đáp ứng yêu cầu của một xã hội ngày càng hội nhập và toàn cầu hóa.
The post Xem xét về tính bản ngữ và phi bản ngữ của giáo viên giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam appeared first on EIV Education.
source https://eiv.edu.vn/xem-xet-ve-tinh-ban-ngu-va-phi-ban-ngu-cua-giao-vien-giang-day-tieng-anh-o-viet-nam/
Nhận xét
Đăng nhận xét